Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013
Tạo môi trường du lịch an toàn và thân thiện
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ngành Du lịch Đà Nẵng đang hướng tới mục tiêu giữ khách lưu trú dài hơn và chi tiêu nhiều hơn bằng việc tạo ấn tượng về một điểm đến hấp dẫn, dịch vụ tốt, an toàn và thân thiện.
Nhiều du khách chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên trong mùa du lịch. TRONG ẢNH: Khách du lịch tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Lòng hiếu khách của người dân
Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, 4 tháng đầu năm 2013, tổng số khách du lịch đến thành phố ước đạt gần 900.000 lượt (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó khách quốc tế tăng đáng kể, ước đạt hơn 280.000 lượt. Có được con số ấn tượng này, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ngành Du lịch Đà Nẵng “sở hữu” một bản sắc rất riêng mà khó nơi nào có được, đó chính là ý thức trong văn minh thương mại và văn hóa về du lịch của người dân Đà Nẵng.
Nhiều du khách đến Đà Nẵng không chỉ được đáp ứng các dịch vụ tốt mà còn cảm mến trước tấm lòng thân thiện của người dân địa phương. “Có lần tôi bắt xe ôm về khách sạn. Khi đến nơi, tôi đưa tiền thì người này không nhận, rồi họ nói không phải là xe ôm nên chỉ cho đi nhờ thôi. Thực sự tôi rất ngạc nhiên trước tấm lòng mến khách của người dân Đà Nẵng”, anh Hiếu, du khách TP. Hồ Chí Minh, cho biết. Hay là câu chuyện hy hữu của một chàng trai khi đang leo núi khám phá trong tour du lịch mạo hiểm ở Sơn Trà thì bị chấn thương đầu gối, ngay lập tức anh được hướng dẫn viên du lịch sơ cứu ban đầu trước khi chuyển đến bệnh viện. “Tôi nghĩ cần có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp như vậy để nếu du khách có điều gì bất trắc xảy ra thì họ được hỗ trợ kịp thời”, anh này nói.
Tuy nhiên, ngành Du lịch thành phố vẫn còn những “hạt sạn”, nhất là dịp Đà Nẵng tổ chức các sự kiện lớn mang tầm quốc tế kéo theo những dịch vụ ăn theo. “Chính người dân Đà Nẵng, chứ không phải ai khác phải nhặt những “hạt sạn” không đáng có, để không làm mất đi hình ảnh thành phố du lịch, thân thiện và mến khách”, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, cho biết.
Sự vào cuộc của cơ quan chức năng
Đà Nẵng đang bước vào cao điểm mùa du lịch hè. Lượng khách đổ về thành phố biển ngày càng đông. Theo các công ty lữ hành, dự báo hè năm nay, khách đến Đà Nẵng sẽ tăng từ 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Có lẽ không nhiều nơi như Đà Nẵng, du khách đến đây đều được hỗ trợ và bảo vệ một cách tối đa từ chuyện ăn uống, chỗ ở đến việc sử dụng các dịch vụ tốt nhất tại đây.
Nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ du khách, không chỉ để cung cấp đầy đủ về du lịch Đà Nẵng mà còn bảo đảm môi trường du lịch văn minh, an toàn cho du khách trong chuyến đi của mình, trong tháng 5 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ du khách cùng với Phòng Cảnh sát trật tự PC64B, Trung tâm Cấp cứu 115, Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Trung tâm An ninh hàng không Đà Nẵng ký kết quy chế phối hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực cải thiện môi trường du lịch. Hiện Trung tâm Hỗ trợ du khách trực tiếp điều hành hoạt động văn phòng tại 32A Phan Đình Phùng (quận Hải Châu), 2 quầy thông tin du lịch tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng và 1 quầy thông tin đón khách tàu biển tại khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương. Chỉ mới hơn 3 tháng hoạt động, các quầy thông tin đã thu hút gần 3.000 lượt khách trong nước và quốc tế. “Nhiều du khách rất ngạc nhiên vì sao Đà Nẵng không có đội cảnh sát du lịch như nhiều tỉnh, thành khác nhưng môi trường du lịch lại rất tốt. Đây chính là niềm tự hào của người dân và ngành Du lịch Đà Nẵng”, Thượng tá Lê Văn Kiểm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát trật tự PC64B, cho biết.
Với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhiều du khách khi vừa đặt chân đến Đà Nẵng cảm thấy rất an tâm vì được hỗ trợ kịp thời những thông tin cần thiết, đồng thời không phải lo lắng tình trạng chèo kéo, chặt chém. “Lần đầu tiên tôi đến Đà Nẵng là năm 2010, lần này quay lại, tôi rất bất ngờ trước sự đổi thay ở nơi đây. Nhất là việc niêm yết giá, tour tuyến tham quan... được thực hiện nghiêm túc. Đây là điều khiến du khách cảm thấy hài lòng”, chị Thanh Hương, du khách Hà Nội, nói.
Nỗ lực và quyết liệt chấn chỉnh môi trường du lịch, tạo hình ảnh về một điểm tham quan tốt, bảo vệ quyền lợi du khách, Đà Nẵng dần khẳng định thương hiệu của riêng mình để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bài và ảnh: HOÀNG HÂN
Nhiều du khách chọn Đà Nẵng là điểm đến đầu tiên trong mùa du lịch. TRONG ẢNH: Khách du lịch tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Lòng hiếu khách của người dân
Theo thống kê của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, 4 tháng đầu năm 2013, tổng số khách du lịch đến thành phố ước đạt gần 900.000 lượt (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó khách quốc tế tăng đáng kể, ước đạt hơn 280.000 lượt. Có được con số ấn tượng này, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ngành Du lịch Đà Nẵng “sở hữu” một bản sắc rất riêng mà khó nơi nào có được, đó chính là ý thức trong văn minh thương mại và văn hóa về du lịch của người dân Đà Nẵng.
Nhiều du khách đến Đà Nẵng không chỉ được đáp ứng các dịch vụ tốt mà còn cảm mến trước tấm lòng thân thiện của người dân địa phương. “Có lần tôi bắt xe ôm về khách sạn. Khi đến nơi, tôi đưa tiền thì người này không nhận, rồi họ nói không phải là xe ôm nên chỉ cho đi nhờ thôi. Thực sự tôi rất ngạc nhiên trước tấm lòng mến khách của người dân Đà Nẵng”, anh Hiếu, du khách TP. Hồ Chí Minh, cho biết. Hay là câu chuyện hy hữu của một chàng trai khi đang leo núi khám phá trong tour du lịch mạo hiểm ở Sơn Trà thì bị chấn thương đầu gối, ngay lập tức anh được hướng dẫn viên du lịch sơ cứu ban đầu trước khi chuyển đến bệnh viện. “Tôi nghĩ cần có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp như vậy để nếu du khách có điều gì bất trắc xảy ra thì họ được hỗ trợ kịp thời”, anh này nói.
Tuy nhiên, ngành Du lịch thành phố vẫn còn những “hạt sạn”, nhất là dịp Đà Nẵng tổ chức các sự kiện lớn mang tầm quốc tế kéo theo những dịch vụ ăn theo. “Chính người dân Đà Nẵng, chứ không phải ai khác phải nhặt những “hạt sạn” không đáng có, để không làm mất đi hình ảnh thành phố du lịch, thân thiện và mến khách”, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, cho biết.
Sự vào cuộc của cơ quan chức năng
Đà Nẵng đang bước vào cao điểm mùa du lịch hè. Lượng khách đổ về thành phố biển ngày càng đông. Theo các công ty lữ hành, dự báo hè năm nay, khách đến Đà Nẵng sẽ tăng từ 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Có lẽ không nhiều nơi như Đà Nẵng, du khách đến đây đều được hỗ trợ và bảo vệ một cách tối đa từ chuyện ăn uống, chỗ ở đến việc sử dụng các dịch vụ tốt nhất tại đây.
Nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ du khách, không chỉ để cung cấp đầy đủ về du lịch Đà Nẵng mà còn bảo đảm môi trường du lịch văn minh, an toàn cho du khách trong chuyến đi của mình, trong tháng 5 vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ du khách cùng với Phòng Cảnh sát trật tự PC64B, Trung tâm Cấp cứu 115, Chi cục Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và Trung tâm An ninh hàng không Đà Nẵng ký kết quy chế phối hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực cải thiện môi trường du lịch. Hiện Trung tâm Hỗ trợ du khách trực tiếp điều hành hoạt động văn phòng tại 32A Phan Đình Phùng (quận Hải Châu), 2 quầy thông tin du lịch tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng và 1 quầy thông tin đón khách tàu biển tại khu vực phía trước Nhà hát Trưng Vương. Chỉ mới hơn 3 tháng hoạt động, các quầy thông tin đã thu hút gần 3.000 lượt khách trong nước và quốc tế. “Nhiều du khách rất ngạc nhiên vì sao Đà Nẵng không có đội cảnh sát du lịch như nhiều tỉnh, thành khác nhưng môi trường du lịch lại rất tốt. Đây chính là niềm tự hào của người dân và ngành Du lịch Đà Nẵng”, Thượng tá Lê Văn Kiểm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát trật tự PC64B, cho biết.
Với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhiều du khách khi vừa đặt chân đến Đà Nẵng cảm thấy rất an tâm vì được hỗ trợ kịp thời những thông tin cần thiết, đồng thời không phải lo lắng tình trạng chèo kéo, chặt chém. “Lần đầu tiên tôi đến Đà Nẵng là năm 2010, lần này quay lại, tôi rất bất ngờ trước sự đổi thay ở nơi đây. Nhất là việc niêm yết giá, tour tuyến tham quan... được thực hiện nghiêm túc. Đây là điều khiến du khách cảm thấy hài lòng”, chị Thanh Hương, du khách Hà Nội, nói.
Nỗ lực và quyết liệt chấn chỉnh môi trường du lịch, tạo hình ảnh về một điểm tham quan tốt, bảo vệ quyền lợi du khách, Đà Nẵng dần khẳng định thương hiệu của riêng mình để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bài và ảnh: HOÀNG HÂN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét